CÓ THỂ GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG SỨC LAO ĐỘNG KHÔNG ?
Trong hoạt động kinh doanh, việc góp vốn thường được hiểu là sự đóng góp tài sản như tiền mặt, máy móc, bất động sản hoặc các quyền tài sản khác. Tuy nhiên, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Liệu có thể góp vốn kinh doanh bằng chính sức lao động của mình không? Bài viết dưới đay Luật Hồng Chuyên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên góc nhìn Pháp luật.
I/ GÓP VỐN LÀ GÌ?
Theo quy định tại khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020,
“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập”
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ công nhận tài sản hữu hình và quyền tài sản là những yếu tố có thể góp vốn.
II/ SỨC LAO ĐỘNG CÓ PHẢI LÀ TÀI SẢN?
Theo quy định tại Điều 105, Luật Dân sự 2015, tài sản được xác định như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Sức lao động, xét về bản chất, không được coi là tài sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là yếu tố gắn liền với con người, không thể định giá cụ thể, cũng không thể chuyển giao quyền sở hữu. Do đó, sức lao động không được xem là một loại tài sản hợp pháp để góp vốn vào doanh nghiệp.
III/ NGOẠI LỆ TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC
Mặc dù pháp luật hiện hành không cho phép góp vốn bằng sức lao động trong các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH hay công ty cổ phần, tuy nhiên trong thực tiễn kinh doanh, vẫn tồn tại những mô hình hợp tác mà ở đó, việc góp công – tức là đóng góp bằng chính sức lao động, kỹ năng, trình độ chuyên môn – được ghi nhận và chia lợi nhuận một cách hợp lý. Đây thường là hình thức hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân, không đăng ký pháp nhân chính thức hoặc hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh.
Lưu ý rằng mô hình này không mang tính pháp lý chặt chẽ như các doanh nghiệp, và nếu xảy ra tranh chấp, người góp công thường khó bảo vệ được quyền lợi của mình bằng pháp luật so với người góp tài sản.
IV/ GIẢI PHÁP THAY THẾ: GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Nếu bạn không có nhiều vốn tài chính, nhưng lại sở hữu chuyên môn sâu, tư duy sáng tạo hoặc sản phẩm mang giá trị tinh thần cao, thì hoàn toàn có thể xem xét hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đây là cách thức hợp pháp để “chuyển hóa” sức lao động trí óc thành tài sản có thể định giá và sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp.
V/ KẾT LUẬN
Tóm lại, theo quy định hiện hành, không thể góp vốn kinh doanh bằng sức lao động trong các loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham gia vào mô hình hợp tác hoặc sử dụng các tài sản trí tuệ – nếu có – để thay thế. Trước khi tham gia bất kỳ hình thức góp vốn nào, bạn nên tìm hiểu kỹ quy định pháp lý hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia để đảm bảo quyền lợi của mình.
Nếu bạn đang cần một đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ các thủ tục Pháp lý về Doanh nghiệp uy tín – rõ ràng – nhanh chóng.
LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT HỒNG CHUYÊN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ!
LUẬT HỒNG CHUYÊN – DỊCH VỤ XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH – DỊCH VỤ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
Hotline: 0975.626.616 hoặc 0973.555.962
Bạn muốn nhận được sự tư vấn của Luật sư trong các thủ tục Pháp lý về Doanh nghiệp? Hãy liên hệ với chúng tôi!
Luật Hồng Chuyên cam kết xử lý hồ sơ nhanh gọn – đúng luật – bảo mật tuyệt đối.
📌 Tư vấn miễn phí – Giải quyết nhanh
📌 Hỗ trợ trọn gói – Không phát sinh chi phí
📌 Bảo mật tuyệt đối – Thủ tục đơn giản
Hãy để chúng tôi đồng hành giúp bạn bước qua giai đoạn khó khăn một cách nhẹ nhàng nhất!
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG CHUYÊN VÀ CỘNG SỰ
Trụ sở chính: 5A Ngách 41 Ngõ 172 Phố Đại Từ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: Tầng 6, Ô32-V5A Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0975.626.616 hoặc 0973.555.962
Email: congtyluathongchuyen@gmail.com
Web: luathongchuyen.com