CHA MẸ THUẬN TÌNH LY HÔN THÌ CÓ CẦN LẤY Ý KIẾN CỦA CÁC CON KHÔNG?
Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến đối tượng con từ đủ 07 tuổi và con dưới 36 tuổi như sau:
– Toà án phải xem xét nguyện vọng của con trong việc quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi con từ đủ 07 tuổi trở lên. Đồng thời, trường hợp này cũng phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
– Toà án quyết định giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ được quyền trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác thì thực hiện theo thoả thuận đó (trong đó có việc giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nuôi dưỡng).
Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn là nguyện vọng của vợ và chồng, do vợ chồng hoặc vợ hoặc chồng tự nguyện quyết định và con có thể là người được yêu cầu khi cha mẹ bị bệnh tâm thần, là nạn nhân bạo lực gia đình, sức khoẻ, tính mạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đồng nghĩa, theo quy định của pháp luật, cha mẹ muốn ly hôn thì không cần xin ý kiến của con. Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Nếu nặng hơn, cưỡng ép hoặc cản trở cha mẹ ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần…, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì cso thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 03 năm theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Toà án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, việc hỏi ý kiến của con là một trong những yêu cầu bắt buộc khi vợ chồng có yêu cầu Toà án giải quyết việc giành quyền nuôi con.
Tuy nhiên, hiện nay, tại các văn bản pháp luật mới chỉ dừng ở quy định này mà không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hình thức, cách thức lấy ý kiến, nguyện vọng của con thế nào. Đồng nghĩa, việc lấy ý kiến, nguyện vọng của con đang được thực hiện theo quy định riêng của từng Toà án khác nhau.
Thực tế cho thấy, có Toà sẽ yêu cầu người con trực tiếp tham gia phiên toà giải quyết ly hôn của cha mẹ để đưa ra ý kiến, nguyện vọng muốn được ở với cha hay với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Cũng có Toà án chỉ yêu cầu người con trình bày nguyện vọng của mình trong bản tự khai có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của người con và cha, mẹ.
Việc lấy ý kiến trong bản tự khai này có thể thực hiện tại Toà án hoặc bên ngoài Toà án tuỳ vào từng trường hợp cụ thể khác nhau.
Tóm lại, theo các phân tích ở trên, người con có thể tham gia hoặc không tham gia phiên toà giải quyết ly hôn của cha mẹ.
Luật Hồng Chuyên cam kết xử lý hồ sơ nhanh gọn – đúng luật – bảo mật tuyệt đối.
📌 Tư vấn miễn phí – Giải quyết nhanh
📌 Hỗ trợ trọn gói – Không phát sinh chi phí
📌 Bảo mật tuyệt đối – Thủ tục đơn giản
Hãy để chúng tôi đồng hành giúp bạn bước qua giai đoạn khó khăn một cách nhẹ nhàng nhất!
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG CHUYÊN VÀ CỘNG SỰ
Trụ sở chính: 5A Ngách 41 Ngõ 172 Phố Đại Từ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: Tầng 6, Ô32-V5A Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0975.626.616 hoặc 0973.555.962
Email: congtyluathongchuyen@gmail.com
Web: luathongchuyen.com